Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của Đại hồi

Chủ nhật, 23/02/2025 | 11:03
Theo dõi ULTV trên

Đại hồi hay Hồi, là loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nhà bếp ở các nước Phương đông. Ngoài ra, Hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và có mùi hương nồng nàng đặc biệt.

i hồi

Cây đại hồi là loại cây gỗ, sống lâu năm, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt sau chuyển dần sang màu nâu xám. Theo y học hiện đại: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tác dụng của đại hồi như sau:

- Dược liệu Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt.

- Đại hồi có tác dụng long đờm, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng. ức chế sự lên men ruột.

- Dược liệu Đạihồi có tác dụng làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột và lợi sữa.

- Tạo chất gây mùi thơm trong thuốc đánh răng.

Theo y học cổ truyền, Hồi được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh do có tác dụng:

- Đại hồi có tác dụng chữa bụng đầy hơi, đau bụng,

- Đại hồi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống được ngon miệng hơn.

- Đại hồi chữa đau nhức phong tê thấp, thấp khớp.

- Đại hồi chữa ngộ độc, đái dầm và bệnh nấm da.

- Thảo dược có tác dụng sát trùng và giảm đau.

PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ Hồi như sau:

Chữa Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Hồi hương tán thành bột uống 2g/lần với rượu, uống 3, 4 lần/ngày . Hoặc dùng tinh dầu Đại Hồi uống mỗi lần 4 giọt, uống 3-4 lần/ngày.

Chữa Miệng hôi, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nát nuốt, mỗi ngày vài cánh.

Chữa cổ trướng và thũng trướng mãn tính: Dùng 2 g hồi cùng với 8 g hạt bìm bịp, cả 2 vị tán thành bột mịn rồi chia nhỏ thành uống 2 – 3 trong ngày vá sử dụng liên tiếp từ 3 – 4 ngày.

Chữa trị đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, dùng 6-10g/lần với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào vị trí đau ở lưng..

Chữa đi ngoài không lợi: Sử dụng 2 g đại hồi cùng với 8 g bìm bịp đem tán thành bột mịn. Uống 4 g /lần uống cùng với nước gừng.Bài thuốc chữa thấp khớp: Dùng một ít đại hồi nấu hoặc hâm với nước và sử dụng hằng ngày như nước trà.

Lưu ý khi sử dụng đại hồi chữa bệnh

Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với dược liệu này không được dùng.

Những người bị âm hư, hỏa vượng không được sử dụng

Không lạm dụng trong quá trình điều trị, chỉ cần sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá mức. Nếu dùng liều cao sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc: say, run tay chân, sung huyết não và phổi, còn có thể dẫn tới co giật như động kinh.

Không an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng thảo dược này. Vì vậy, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Đại hồi là vị thuốc có nhiều ứng dụng, ngoài việc làm ấm và hỗ trợ tiêu hoá, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giảm đau và chống ung thư. hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Nhưng khi  sử dụng dược liệu này cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây Nam sâm trong y học cổ truyền

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây Nam sâm trong y học cổ truyền

Nam sâm từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Với những công dụng tuyệt vời như bổ khí, kiện tỳ, thanh nhiệt, Nam sâm ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh.
Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của Đại hồi

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của Đại hồi

Đại hồi hay Hồi, là loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nhà bếp ở các nước Phương đông. Ngoài ra, Hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và có mùi hương nồng nàng đặc biệt.
Cây chân chim bảy lá: Đặc điểm và công dụng trong y học cổ truyền

Cây chân chim bảy lá: Đặc điểm và công dụng trong y học cổ truyền

Cây chân chim bảy lá, hay còn gọi là thích gia bì, là một dược liệu quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích. Không chỉ giúp giảm đau nhức xương khớp, an thần, nâng cao hệ miễn dịch, mà còn có khả năng chống suy nhược cơ thể tương tự như nhân sâm.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây lá đắng

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây lá đắng

Cây lá đắng, còn được biết đến với các tên gọi khác như cây chân chim, sâm nam hay lá lằng, thuộc họ Nhân sâm. Không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món canh, lá đắng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp người bệnh thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Đăng ký trực tuyến