Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây lá đắng

Thứ bảy, 22/02/2025 | 10:21
Theo dõi ULTV trên

Cây lá đắng, còn được biết đến với các tên gọi khác như cây chân chim, sâm nam hay lá lằng, thuộc họ Nhân sâm. Không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món canh, lá đắng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp người bệnh thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

cây đắng

Trong y học cổ truyền, lá đắng là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc giúp điều trị các chứng bệnh khác nhau. Một trong những ứng dụng nổi bật của lá đắng là bài thuốc chữa cước khí, tình trạng chân sưng đau. Để thực hiện bài thuốc này, cần chuẩn bị các vị thuốc gồm vỏ lá đắng, hạt cau, lõi cây thông, hạt tía tô, hương phụ, chỉ xác và ké đầu ngựa, mỗi vị từ 8-16g. Các nguyên liệu sau khi được sơ chế sẽ được thái nhỏ, sắc cùng 0,4 lít nước và đun đến khi còn lại 0,1 lít. Lượng thuốc thu được chia thành hai lần uống trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, cây lá đắng còn góp mặt trong bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp và đau dây thần kinh. Công thức gồm bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g, tất cả được điều chế thành viên thuốc. Người bệnh có thể sử dụng tối đa 30 viên mỗi lần, không quá 80 viên trong một ngày để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, lá đắng còn giúp điều trị bệnh tê thấp, đau nhức mỏi. Để chế biến bài thuốc này, người ta sử dụng 2kg vỏ cây lá đắng, 1kg vỏ cây gạo, 1kg dây đau xương và 1kg thân cây bọt ếch. Các nguyên liệu được thái nhỏ, phơi khô rồi nấu với nước đến khi thu được 0,2 lít cao lỏng. Hỗn hợp này tiếp tục được hòa với 0,2 lít rượu và 0,1 lít siro để tạo thành thành phẩm. Người bệnh sử dụng 50ml thuốc mỗi ngày, chia làm hai lần uống để đạt hiệu quả cao nhất.

Không chỉ được dùng để điều trị bệnh nội khoa, bác sĩ - giảng viên Nguyễn Xuân Xã công tác tại khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, lá đắng còn có tác dụng trong các bài thuốc dùng ngoài, tiêu biểu là bài thuốc hỗ trợ chữa gãy xương. Các nguyên liệu bao gồm 30g lá hoặc vỏ cây lá đắng, 30g lá dâu tằm, 20g lá mía tía và 20g củ nghệ đen. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch, giã nát và tẩm với rượu 30 độ sao cho xâm xấp, sau đó sao nóng rồi đắp lên vùng bị thương. Để cố định thuốc, người bệnh có thể sử dụng băng hoặc nẹp tre, giúp giữ cố định vị trí tổn thương trong thời gian điều trị.

Cây lá đắng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, góp phần hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách và tránh tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào có chứa dược liệu này.

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Đăng ký trực tuyến