Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc Dạ cẩm

Thứ tư, 17/04/2024 | 08:29

Dạ cẩm là vị thuốc được sử dụng phổ biến ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, chữa các bệnh lở loét ở miệng, lưỡi nên còn được gọi là cây loét mồm. Bên cạnh đó, Dạ cẩm còn giúp giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, làm lành vết loét, giúp chữa đau dạ dày.

vị thuốc dạ cẩm

Dạ cẩm là một loại cây bụi, leo bằng thân quấn, toàn thân có lông mịn, dài tới 1 - 2m. Cành non hình bốn cạnh, khi già có hình tròn, phình to ở các đốt. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu nhọn, dài 5 - 1 cm, rộng 3 - 5cm, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt, gân lá nổi rõ, lá kèm chia 4 - 5 thùy hình sợi, cuống ngắn.

Cụm hoa gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành hình xim phân đôi.

Quả nang chứa nhiều hạt rất nhỏ, xếp thành hình cầu. 

Trên thực tế, có 4 loại cây Dạ cẩm được sử dụng hiện nay. Đây có thể là các dạng của loài mô tả trên, bao gồm: Cây Dạ cẩm thân tím có đốt cách thưa nhau và cây Dạ cẩm thân xanh (hay thân trắng) có đốt mọc khít nhau hơn. Khi quan sát lông trên thân lại thấy mỗi loại chia thành loại nhiều lông và loại ít lông.

Người ta thường dùng lá và ngọn non để làm thuốc, có thể dùng toàn cây nhưng công dụng yếu hơn. Hầu như có thể thu hái quanh năm.

Dược liệu hái về đem rửa sạch, phơi sấy khô để dùng dần hoặc đem nấu cao. Cần cất giữ thuốc nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp côn trùng ăn làm hư hại thuốc.

Theo y học cổ truyền, Dạ cẩm có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. 

Dựa trên kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, Dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, giúp bệnh nhân có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nên được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày.

Theo chia sẻ của PGS.TS Hoàng Ngọc Hà – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, năm 1962, vị thuốc Dạ cẩm được bệnh viện Lạng Sơn đưa vào điều trị bệnh dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này nấu sôi cho có màu tím đẹp và điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng.

bai thuoc dong y gia truyen

Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh có sử dụng Dạ cẩm, mời bạn đọc tham khảo:

Bài thuốc đông y giúp chữa bệnh nhiệt miệng, viêm loét miệng

Cách thứ 1: Bài thuốc đông y dùng dạ cẩm tươi.

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 50g Dạ cẩm dùng tươi.

Cách thực hiện bài thuốc: Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, khi thực hiện bài thuốc này hãy giã nát dạ cẩm và thêm nước, lọc lấy nước cốt chấm vào nơi tổn thương ở miệng và lưỡi, tuy nhiên trước khi chấm thuốc người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ. nhé.

Cách thứ 2: Bài thuốc đông y dùng Dạ cẩm khô.

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 100g Dạ cẩm khô.

Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc này hãy cho 100g dạ cẩm khô sắc lấy nước, sau đó cho mật ong vào với tỷ lệ 1:1, cô thành cao lỏng. Khi sử dụng người bệnh chỉ cần dùng cao thoa lên vết thương là được.

Bài thuốc đông y giúp chữa bệnh sưng khớp

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 20g Dạ cẩm, mua núi tươi 30g, náng hoa trắng 30g.

Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện hãy các rửa sạch vị thuốc, sau đó giã nhỏ rồi hơ lên lửa cho nóng, đắp lên vùng khớp bị sưng.

Bài thuốc đông y giúp chữa bệnh viêm dạ dày

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 50g Dạ cẩm tươi nên chọn phần lá và ngọn non.

Cách thực hiện bài thuốc: Theo chia sẻ từ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, khi thực hiện bài thuốc này hãy rửa sạch nguyên liệu rồi để ráo, sau đó sắc lấy nước uống trước bữa ăn hoặc ngay khi bị đau dạ dày nhé.

Bài thuốc đông y giúp chữa bệnh đau dạ dày

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 30g dạ cẩm.

Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc y học cổ truyền này, hãy sắc Dạ cẩm lấy nước, chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày, nếu người bệnh cảm thấy khó uống có thể cho thêm 1 ít đường.

Bài thuốc đông y giúp làm lành vết thương, tạo da non

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 1 nắm lá dạ cẩm tươi.

Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện hãy các rửa sạch, sau đó giã nhỏ dạ cẩm rồi đắp lên vết thương rất mau lành.

Y học cổ truyền Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây Thù lu cạnh

Y học cổ truyền Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây Thù lu cạnh

Ngoài công dụng lợi tiểu, cây thù lu cạnh còn được biết đến là loại thảo dược quý trong y học cổ truyền với công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ mà không phải ai cũng biết.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa tay chân lạnh hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa tay chân lạnh hiệu quả

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Mía dò là một loại cây thuộc họ gừng thường mọc hoang phân bố rộng rãi ở nước ta. Mía dò được các bác sĩ Y học Cổ truyền ví như một cây thuốc quý với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Không chỉ được sử dụng để nấu thành món giải khát, Sương sâm là một loại cây thuốc quý, ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân nó còn được sử dụng để bồi bổ cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Đăng ký trực tuyến