Y học cổ truyền khám phá công dụng đặc biệt của cây bồng bồng trong việc kiểm soát hen suyễn

Thứ hai, 11/03/2024 | 09:08
Theo dõi ULTV trên

Cây Bồng bồng, còn được biết đến với các tên khác như Bàng biển, Nam tỳ bà và Cây lá hen, là một cây nhỏ, có chiều cao khoảng 2-3m. Cây này là nguồn liệu liệu phổ biến trong việc điều trị hen suyễn và ho hiệu quả trong cộng đồng.

dược liệu Bồng Bồng trị hen suyễn

Theo chia sẻ của TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, rượu lá Bồng Bồng thể hiện tác động điển hình của một glucosid trợ tim, với hiệu ứng cụ thể là tăng sức co bóp cơ tim, gia tăng trương lực cơ tim, kéo dài thời gian tâm trương và giảm nhịp tim đáng chú ý. Trong trường hợp liều độc, có thể gây ngừng tim ở tâm thu.

Nhựa cây Bồng Bồng là một chất kích thích mạnh đối với da và niêm mạc. Cao chiết từ nhựa, khi tiêm vào túi bạch huyết ếch, gây ra hiện tượng chậm nhịp tim và viêm nhiễm dạ dày, ruột ở cấp độ cấp tính.

Rễ của cây Bồng Bồng có khả năng kích thích co bóp hồi tràng cô lập và kích thích co bóp tim cô lập ở chuột lang.

Bên cạnh đó, cả rễ và lá của cây cũng có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là đối với ung thư dạng biểu bì mũi hầu khi sử dụng trong nghiên cứu nuôi cấy mô.

Lá của cây Bồng Bồng mang đặc điểm vị đắng, hơi chát và tính mát, với các tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giảm nghịch và trị ho. Cây này có nhiều ứng dụng cụ thể như sau:

Chữa hen

Dùng 10 lá Bồng Bồng sắc với một bát rưỡi nước, cô còn một bát. Thêm đường và uống 3–4 lần mỗi ngày, thường nên uống xa bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Hiệu quả thường thấy sau 2–3 ngày, có thể đạt được sau 7–8 ngày. Thường kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Lưu ý: Nước sắc có vị đắng và tanh, uống nhiều có thể gây mệt mỏi và đau mình mẩy, không nên uống quá mức một lần vì có thể gây nôn.

Chữa mụn nhọt, rắn cắn

Sử dụng lá cây tươi giã đắp trực tiếp lên vùng bị mụn nhọt hoặc rắn cắn.

Thân, vỏ, và hoa của cây cũng được sử dụng để chữa bệnh, ví dụ như hoa tán bột có thể uống với liều nhỏ để chữa cảm lạnh, ho, hen và khó tiêu.

Vỏ rễ tán bột được sử dụng để chữa kiết lỵ.

Ngoài ra, cây Bồng Bồng còn được sử dụng toàn bộ để chữa giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp và nhiều vấn đề khác liên quan đến da và trị giun.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết, trong trường hợp bị ngộ độc từ cây Bồng Bồng, nên uống sữa hoặc nước cháo để giảm độc tố. Đồng thời, có thể tiêm morphine hoặc atropine để giảm đau. Để chữa kích ứng da, có thể sử dụng phương pháp đắp nước lạnh và áp dụng các sản phẩm làm dịu như glycerin và belladonna.

Chi tiết có có Youtube: 

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến