Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thiên môn đông

Thứ năm, 22/08/2024 | 09:48
Theo dõi ULTV trên

Cây Thiên môn đông theo y học cổ truyền thì thiên môn đông có vị ngọt, đắng nhẹ thuộc tính hàn; quy vào hai kinh phế, thận. Thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, trị ho khan do phế táo, tân dịch thương tổn, miệng háo khát…

thiên môn đông

Cây Thiên môn đông hay còn gọi là thiên đông, thiên môn thuộc loại dây leo sống lâu năm dài 1-2m. Rễ củ hình thoi mọc thành chùm. Thân mang nhiều cành, có ba cạnh, dài nhọn, hình lưỡi liềm nom như lá. Lá thật nhỏ như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở nách lá. Mùa ra hoa tháng 5. Quả mọng màu đỏ khi chín.

Cây thường mọc hoang và cũng thường được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, bộ phận dùng làm thuốc là rễ (củ) của thiên môn đông. Thu hái rễ củ vào mùa khô, đem về loại bỏ rễ con, tẩm ướt nước cho mềm, không ngâm lâu hoặc đồ chín, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Bà Tĩnh giới thiệu một số bài thuốc y học cổ truyền có công dụng chữa bệnh từ dược liệu Thiên môn đông như sau:

Bài 1: Trị các chứng ho thể nhiệt mạn tính: Thiên môn đông, khoản đông hoa, tang bạch bì (tẩm mật sao), tỳ bà diệp, hạnh nhân, qua lâu nhân, tử uyển, bối mẫu mỗi thứ 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 650ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 giờ. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 2: Chữa ho do nhiệt, đờm đặc, ho lâu ngày: Thiên môn đông, mạch môn đông mỗi thứ 20g; bách bộ 12g; trần bì, cam thảo mỗi thứ 8g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước (khoảng 750ml), sắc nhỏ lửa 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 giờ. Dùng liền 1 tuần.

Bài 3: Chữa nhiệt miệng: Thầy thuốc cho biết Thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm cùng lượng 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 650ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 giờ. Dùng liền 1 tuần.

Bài 4: Chữa suy nhược cơ thể sau ốm dậy, người mệt mỏi: Thiên môn đông 10g, thục địa 10g, nhân sâm 4g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 650ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Bài 5: Hỗ trợ đái tháo đường tiêu khát: Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) nấu thành cao, thêm ít mật ong để dùng dần, mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần sau khi ăn 1 giờ.

Bài 6: Chữa chảy máu cam do nóng: Thiên môn đông, sinh địa mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 650ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 10 ngày hoặc dừng khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ lợi ích chữa bệnh của lá Nguyệt quế

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ lợi ích chữa bệnh của lá Nguyệt quế

Nguyệt quế là một cây thuốc thuộc loài Laurus nobilis , được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn để tạo hương vị và mùi thơm cho các món ăn đã chế biến, nhưng nó cũng có dược tính nên được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, nhiễm trùng, căng thẳng hoặc lo lắng.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Tạc tương thảo

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Tạc tương thảo

Cây Tạc tương thảo là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, bên cạnh đó nó còn được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền thường dùng để chữa trị một số chứng bệnh rất hiệu quả.
Y học cổ truyền tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Y học cổ truyền tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Hiện nay, bên cạnh việc điều trị dùng thuốc Tây y, nhiều người lựa chọn phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền trị tiểu đường để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.
Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu Bạch cập

Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu Bạch cập

Bạch cập hay còn được gọi là Liên cập thảo, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập.Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, tác dụng bổ phế, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương.
Đăng ký trực tuyến