Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc trị bệnh từ Hồng hoa

Thứ hai, 11/11/2024 | 14:22
Theo dõi ULTV trên

Cây Hồng hoa là một loại dược liệu từ lâu đã xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc về khí huyết. Hồng hoa có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…

hồng hoa

Hồng hoa còn được dân gian gọi với tên gọi khác là Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa,…

Bộ phận sử dụng làm thuốc của Hồng hoa bao gồm: hoa phơi hoặc sấy khô của cây hồng hoa. Thuốc được thu hái vào đầu mùa hè, khi hoa đang nở. Cánh hoa đang chuyển màu từ vàng sang màu hồng đỏ thì bắt đầu thu hái. Sau khi thu hái dược liệu, bỏ đài hoa, phơi âm can (phơi trong bóng râm), không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để dược liệu không bị biến màu và mất đi dược chất trong thuốc. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được dược chất của thuốc.

Hồng hoa có vị cay tính ấm, quy về hai kinh tâm, can, thường được sử dụng để hoạt huyết phá ứ, thông kinh hoạt lạc. Vị thuốc Y học cổ truyền Hoa hồng được sử dụng để điều trị chứng bệnh thường gặp bao gồm: Trị sưng tấy do chấn thương, Trị một số bệnh phụ khoa, Trị ban sởi, ung nhọt, Trị viêm tắc động mạch,… Một tác dụng điển hình của hồng hoa chính là thuốc có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, tăng trương lực cơ tim, co mạch, tăng huyết áp.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây hồng hoa

Với đặc tính dược lý vượt trội, hồng hoa từ lâu đã góp mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Phải kể đến như:

Bài thuốc điều trị kinh nguyệt không thông: Dược liệu: Hồng hoa, ngưu tất, đương quy, sinh địa, diên hồ sách, xích thược, ích mẫu, xuyên khung với liều lượng bằng nhau. Tổng cộng từ 3 – 4 lượng. Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đem đi rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi. Sắc chung với khoảng 1 lít nước lọc cho đến khi còn khoảng 300ml thì ngưng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm nóng.

Điều trị hành kinh đau bụng: Dược liệu: 3 chỉ hồng hoa, 200ml rượu trắng. Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi và sắc chung với rượu trên lửa nhỏ. Đến khi lượng rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống/ngày.

Điều trị thống kinh: Dược liệu: Chuẩn bị 1,5 chỉ hồng hoa, 3 chỉ diên hồ sách, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ đương quy, 3 chỉ hương phụ.  Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị với nước muối rồi cho vào nồi sắc lấy nước để uống. Nên sử dụng trước khi hành kinh.

Điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa: Chuẩn bị: 10g Hồng hoa, 10g đào nhân, 10g sài hồ, 10g đương quy, 10g đại hoàng. Đem rửa sạch tất cả được liệu này với nước muối rồi cho vào nồi. Thêm vào nồi 300ml rượu và 300ml nước rồi sắc đến khi còn phân nửa. Chia làm 3 lần uống, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc duy nhất.

Điều trị ban sởi: Dược liệu: Cần có 1,5 chỉ hồng hoa, 1,5 chỉ hoàng liên, 3 chỉ từ hảo, 2 chỉ đương qui, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ cát căn, 3 chỉ liên kiều, 8 phân cam thảo.  Thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đem cho vào nồi. Tiến hành sắc chung với 1 lít nước lọc đến khi nước rút xuống còn 1/3. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc duy nhất.

Điều trị sưng tấy do té ngã: Dược liệu: Cần chuẩn bị 4 lượng hồng hoa, 4 lượng đào nhân, 4 lượng lương quy vĩ, 8 lượng chi tử. Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó tiến hành phơi khô dưới bóng râm và đem tán thành bột mịn. Khi bị sưng tấy do té ngã chỉ cần lấy 1 ít thuốc bột đem trộn với giấm và đun nóng. Có thể chia thuốc ra để đắp ngay tại vị trí gặp tổn thương.

Những lưu ý khi sử dụng cây hồng hoa

Giảng viên Y học cổ truyền Tạ Thị Tĩnh hiện đang làm việc tại Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng cây hồng hoa:

Phụ nữ mang thai hay có kinh nguyệt ra nhiều thì tuyệt đối không được sử dụng dược liệu hồng hoa.

Chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, nếu dùng nhiều có thể gây phá huyết rất nguy hiểm.

Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.

Để giải độc, tiêu tan sưng tấy hay trị ứ huyết đau bụng nên pha thêm với 1 chút đồng tiện.

Dược liệu hồng hoa mặc dù được dùng phổ biến nhưng đặc tính dược lý của nó có thể thay đổi nếu dùng không đúng cách và liều lượng. Chính vì thế nên chủ động trao đổi với lương y trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào có cây hồng hoa.

Y học cổ truyền chỉ điểm cách chữa mất ngủ bằng vị thuốc Bình vôi

Y học cổ truyền chỉ điểm cách chữa mất ngủ bằng vị thuốc Bình vôi

Cây Bình vôi chữa mất ngủ là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thành phần hóa học của cây có chứa các chất giúp thư giãn và ngủ ngon.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ Giá đỗ

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ Giá đỗ

Giá đỗ, còn được biết đến với tên gọi là đỗ non, là một trong những dược liệu phổ biến và quý giá trong y học cổ truyền. Được thu hái khi đậu đang còn non, giá đỗ không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực mà còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh.
Bật mí một số bài thuốc Y học cổ truyền điều trị sỏi thận

Bật mí một số bài thuốc Y học cổ truyền điều trị sỏi thận

Điều trị sỏi thận có thể dùng được cả phương pháp Đông y lẫn Tây y. Trong phạm vi bài viết bày, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh xin giới thiệu tới bạn đọc những bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh sỏi thận hiệu quả, an toàn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Y học cổ truyền sử dụng cỏ Xạ hương để chữa bệnh như thế nào?

Y học cổ truyền sử dụng cỏ Xạ hương để chữa bệnh như thế nào?

Cỏ xạ hương, với hương thơm dịu dàng và tinh dầu phong phú, không chỉ được ưa chuộng trong ngành công nghiệp hương liệu và làm đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến