Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:48
Theo dõi ULTV trên

Cây Thanh thiên quỳ, còn gọi là cây một lá, là một loại dược liệu quý hiếm và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong lịch sử y học dân gian, nhân dân Việt Nam đã từng biết đến và sử dụng Thanh thiên quỳ như một vị thuốc quen thuộc để điều trị nhiều loại bệnh.

600x430

Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh, cây Thanh thiên quỳ còn có các tên gọi khác như Một lá, Lan một lá, Trân châu, Châu diệp, Lan cờ, Chân trâu diệp, Kíp lầu, Slam lài, Bâu thooc. Tên khoa học là Nervilia fordii Schultze, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Đây là cây thuốc quý, sống lâu năm, có thể cao từ 20 – 30 cm. Thân cây rất ngăn, bên dưới là củ to tròn, có thể nặng khoảng 1.5 – 20 g. Từ củ chỉ mọc lên một lá duy nhất, riêng lẻ, lá phát triển sau khi hoa tàn. Lá có hình tim, tròn, đường kính khoảng 10 – 25 cm. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, các gân lá xếp thành hình chân vịt, cuống lá dài khoảng 10 – 20 cm, có màu tím hồng.

Cây Thanh thiên quỳ phân bố chủ yếu tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Loài cây này thường phát triển ở các khe núi, dưới tán rừng rậm, nơi có bóng cây lớn, thấp và ẩm ướt, hoặc trong các đám cỏ dày đặc. Cây không mọc có ở nơi bờ ruộng hay những môi trường khác ngoài tự nhiên.

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn. Cao Bằng, Bên cạnh đó, cây cũng tìm thấy ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, và Hà Tây.

Toàn bộ thân cây và củ của cây một lá được sử dụng để làm dược liệu. Có khi chỉ sử dụng lá cây. Do đặc điểm sinh trưởng của cây, hoa và quả thường xuất hiện trước khi lá phát triển hoàn toàn, vì vậy cần chú ý theo dõi quá trình thu hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và bảo tồn cây.

Khi thu hái, cần phân biệt rõ ràng giữa lá to và lá nhỏ, thu gom và xử lý riêng biệt.

Cây Thanh thiên quỳ sau khi hái có hai cách chế biến:

- Rửa sạch đất cát, phơi hơi se thì vò lá, đầu tiên vò từng lá rồi vò nhiều lá cùng lúc cho đến khi khô, vò 2 – 3 lần mỗi ngày.

- Rửa sạch, trụng qua nước sôi, rồi tiếp tục nhúng vào nước lạnh, rồi trụng lại nước sôi một lần nữa.

Ở một số nơi, chỉ rửa sạch và phơi khô mà không vò hay trụng nước sôi. Lá nhỏ, màu tro sẫm hoặc lục đen, có mùi thơm là loại tốt.

Thanh thiên quỳ sau khi sơ chế xong cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Theo y học cổ truyền, lá của thảo dược này có những tác dụng sau:

- Nhuận phế: Giúp làm ẩm phổi, cải thiện chức năng hô hấp.

- Thanh nhiệt: làm mát cơ thể, hạ sốt,.

- Giải độc: Hỗ trợ đào thải độc tố, làm sạch cơ thể.

- Giảm các chứng ho như ho do viêm họng, viêm phổi,.

- Tán ứ: Giúp làm tan ứ đọng trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn.

- Làm dịu các cơn đau: Giảm đau do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý khác.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Theo Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết, Thanh thiên quỳ có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng như:

1.Bồi dưỡng cơ thể, mát phổi, chữa lao phổi và ho

Dùng 10 – 20 lá cây này, cho vào nồi sắc hoặc hấp với đường, hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. có tác dụng tốt trong việc bồi bổ cơ thể, làm mát phổi, và chữa các bệnh ho, lao phổi.

2.Chữa viêm nhiễm, lở loét

Dùng lá tươi dược liệu này giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức, mụn nhọt, hoặc các vết lở loét ngoài da rất hiệu quả.

3.Viêm miệng, viêm họng cấp tính

Lấy một vài lá tươi dược liệu này, đem rửa sạch, dùng nhai kỹ ngậm, sau đó bõ bả ra.

4.Hỗ trợ điều trị tạng lao

Lấy khoảng 15g Thanh thiên quỳ đem nấu với thịt lợn, dùng ăn như canh.

5.Giúp chữa suy dinh dưỡng và trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, 

Lấy củ của cây một lá nấu cùng với thịt lợn nạc hoặc trứng gà làm thức ăn kèm với cơm. để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

6.Giúp giải độc, đặc biệt là khi ngộ độc nấm

Lấy 2 – 3 lá dược liệu đem rửa sạch rồi phơi khô, cắt nhỏ, hãm với nước sôi trong khoảng vài phút lấy phần nước cốt để uống, uống ngày 3 lần.

7.Ngâm rượu: bồi, bổ can phế và cải thiện sức khỏe tổng thể

Ngâm khoảng 1kg lá và củ khô của cây Thanh thiên quỳ với 5 lít rượu gạo. ngâm ít nhất là 30 ngày. Uống 1 ly nhỏ mỗi ngày để bồi. bổ can phế và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Xem chi tiết tại Youtube: 

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá tác dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá tác dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Hầu hết mọi người đều biết đến cây dâm bụt như một loài cây cảnh. Nhưng ít ai biết rằng, từ xa xưa cây dâm bụt đã được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ghi nhận về công dụng của loài thực vật này với sức khỏe.
Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ, còn gọi là cây một lá, là một loại dược liệu quý hiếm và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong lịch sử y học dân gian, nhân dân Việt Nam đã từng biết đến và sử dụng Thanh thiên quỳ như một vị thuốc quen thuộc để điều trị nhiều loại bệnh.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Sử quân tử thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh vì có hoa rất đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày khi có thể đem lại hiệu quả cao trong việc trị giun sán, cam tích, tiêu chảy, ăn kém,…
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Cam thảo, một trong những vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh độc đáo. Loại dược liệu này không chỉ nổi bật với vị ngọt tự nhiên mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc thanh nhiệt, giải độc cho đến hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm.
Đăng ký trực tuyến