Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:20
Theo dõi ULTV trên

Sử quân tử thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh vì có hoa rất đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày khi có thể đem lại hiệu quả cao trong việc trị giun sán, cam tích, tiêu chảy, ăn kém,…

su quan tu

Sử quân tử có một số tên gọi khác như quản giun, sứ quân tử, quả nấc. Thuộc họ Bàng Combretaceae, sử quân tử có tên khoa học là Quisqualis indica L.

Sử quân tử có thể hiểu theo nghĩa đen là hạt của ông tướng quân. Ngày xưa có 1 vị sứ quân chuyên dùng vị thuốc này để chữa bệnh cho trẻ em trong vùng. Ghi nhớ công ơn của ông, người dân đã đặt tên cho cây như vậy.

Quả chín đem phơi hoặc sấy khô sẽ được dùng làm thuốc y học cổ truyền.

Loài cây này thuộc dạng dây leo, chuyên mọc dựa vào cây khác hoặc bám vào hàng rào. Lá cây mọc đối xứng với nhau, là lá đơn, hình bầu dục dài với đáy tròn đầu nhọn. Mép lá nguyên, không có răng cưa. Chiều dài thường gấp đôi chiều rộng, phần cuống khá ngắn. Hoa có hình ống, thay đổi màu theo từng giai đoạn, khi nhỏ màu trắng, dần dần theo thời gian chuyển sang sắc hồng và đỏ, chiều dài kịch kim là 10cm. Hoa mọc theo chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả khô, hình bầu dục nhọn, phía ngoài là 5 đường sống chạy dọc, trong chứa duy nhất một hạt dài.

Thành phần trong sử quân tử bao gồm: 21 đến 22% chất dầu, chất gôm, các chất hữu cơ, kali sunfat, chất đường 19 – 20% axit hữu cơ. Chất dầu béo có màu xanh lục nhạt, mùi nhựa, sền sệt.

Loài cây này trổ bông từ tháng 4 đến tháng 7, vào tháng 8 cây sẽ kết trái. Đợi đến khi quả chín, bạn trẩy về phơi hoặc sấy khô. Thường thường người ta sẽ để cả quả để dễ bảo quản. Khi dùng, người ta mang quả ra, đập để tách lấy nhân.

Tại một số nơi, hoa và rễ cũng được dùng làm thuốc.

Hướng dẫn dùng sử quân tử trong một số bài thuốc trị bệnh

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, Sử quân tử có vị ngọt, tính ôn, đặc biệt là không độc. Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật của thuốc như: chữa tả lỵ, khắc phục chứng tiểu tiện đục, sát trùng, tẩy giun đũa, trị đau nhức răng,…

Bài thuốc tẩy giun đũa

Để tẩy giun bạn cần dùng nhân của quả sử quân tử. Liều lượng sử dụng đối với trẻ em là 3 đến 5 nhân, với người lớn là 10 nhân. Sau khi uống thuốc xong 3 giờ bạn cần dùng thêm 1 liều thuốc tẩy. Bên cạnh việc dùng riêng, để đạt hiệu quả nhanh và mạnh hơn bạn có thể kết hợp cùng hạt cau và đại hoàng.

Trị chứng đau nhức răng

Đem 10 quả sử quân tử đi đập nát, thêm 1 bát nước đun sôi vào, tiếp tục giữ nhiệt độ sôi trong vòng 15 phút. Ngậm nước này, có thể vừa nuốt vừa ngậm, cơn đau sẽ giảm.

Thuốc cam giun tốt cho tiêu hóa, thích hợp với trẻ còi cọc, kém ăn, vàng da, miệng chảy dãi

Sao dược liệu y học cổ truyền Sử quân tử, đến khi vàng thơm, giòn thì nhấc ra, để nguội và tán nhỏ. Lấy thóc ngâm đã nảy mầm liều lượng bằng ½ đi sao vàng, tán nhuyễn. Trộn đều 2 thứ ấy với nhau, sấy khô, có thể thêm đường tạo bánh cho dễ dùng. Cho trẻ dùng từ 1 đến 2 muỗng cà phê 1 ngày, nên hòa vào nước cháo hay mật ong cho dễ ăn. Vị thuốc thơm ngon nên trẻ rất thích ăn. Đừng cho trẻ dùng quá nhiều vì dễ bị nấc.

Trị chứng hư thũng, mặt chân sưng phù

Dùng 40g sử quân tử bỏ vỏ, lấy nhân, thêm mật vào nướng lên hoặc sao vàng thơm. Sau đó đem thuốc đi tán bột, mỗi ngày dùng 4g thuốc, chiêu thuốc bằng nước cơm hoặc nước cháo.

Thuốc cam thảo nghè

Lấy 3g sử quân từ sao vàng, 5g bạch chỉ, 2g hoàng cầm, trộn chung, tán bột. Mỗi ngày uống từ 1 đến 5 thìa cà phê, ngày chia 3 lần uống.

Thuốc trị giun, cam tích

Tán bột hậu phác, sử quân tử, trần bì, xuyên khung, mỗi vị 0,4g, nặn thành viên tễ, dùng nước gạo lâu năm để chiêu thuốc.

Vị thuốc thơm ngon cho trẻ em

Nhân của quả sử quân tử sau khi sao lên sẽ giòn và thơm khiến trẻ con rất thích thú. Vì vậy, đây cũng là vị thuốc giúp các bậc phụ huynh xổ giun cho trẻ một cách dễ dàng, giúp trẻ khỏi đau bụng, ngứa hậu môn do giun lãi. Không những thế, bài thuốc này còn áp dụng hiệu quả cho các bé biếng ăn, ăn không tiêu, gầy còm, da dẻ xanh xao và miệng hay chảy nước dãi.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Sử quân tử

Sử quân tử có độc tính nhưng không cao. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ gây nấc cụt, sưng ruột, sưng dạ dày, tả lị, táo bón, nôn mửa, nhức đầu…

Ở nước Papua New Guinea, quả sử quân tử còn được ăn hàng ngày như một dạng thuốc tránh thai. Do đó, phụ nữ mang thai hay muốn có thai cần phải lưu ý.

Nên dùng sử quân tử lúc đói và lưu ý không uống với trà.

Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ, còn gọi là cây một lá, là một loại dược liệu quý hiếm và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong lịch sử y học dân gian, nhân dân Việt Nam đã từng biết đến và sử dụng Thanh thiên quỳ như một vị thuốc quen thuộc để điều trị nhiều loại bệnh.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Sử quân tử thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh vì có hoa rất đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày khi có thể đem lại hiệu quả cao trong việc trị giun sán, cam tích, tiêu chảy, ăn kém,…
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Cam thảo, một trong những vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh độc đáo. Loại dược liệu này không chỉ nổi bật với vị ngọt tự nhiên mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc thanh nhiệt, giải độc cho đến hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm.
Bác sĩ y học cổ truyền bật mí một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Mạch ba góc

Bác sĩ y học cổ truyền bật mí một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Mạch ba góc

Mạch ba góc, với tên khoa học là Acanthopanax trifoliatus, đã lâu trở thành một dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Nó được biết đến với những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời và được sử dụng để làm thuốc trong nhiều thế kỷ.
Đăng ký trực tuyến