Lo ngại bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ

Thứ ba, 29/11/2022 | 08:29

Phương thức xét tuyển đại học bằng IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ giúp đại học có thêm lựa chọn tuyển sinh nhưng gây lo ngại về khoảng cách giữa các thí sinh ngày càng xa hơn.

lo ngai bat binh dang khi xet tuyen dai hoc bang chung chỉ ngoai ngu

Xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ

Năm 2017, các trường đại học tại Việt Nam lần đầu tiên đưa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành một tiêu chí xét tuyển đầu vào chính quy.

Đầu năm 2022, sau khi nhiều trường công bố đề án tuyển sinh, một xu thế dễ dàng nhận thấy rằng số lượng các trường sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ là tiêu chí xét tuyển đã tăng lên đáng kể.

Trong đó, hầu hết hình thức xét tuyển kết hợp IELTS chiếm khoảng 5-20% tổng chỉ tiêu xét tuyển mỗi năm. Điều này cho thấy IELTS cùng một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác đã trở nên phổ biến, quan trọng hơn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thời điểm đó, dư luận dấy lên tranh cãi, cho rằng việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế dễ tạo ra khoảng cách, bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, thiệt thòi cho những thí sinh ở khu vực điều kiện kinh tế kém hơn hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Mùa tuyển sinh đại học 2023, kỳ thi IELTS lại chỉ được cấp phép tổ chức thi tại một số thành phố lớn, nhiều người tiếp tục lo ngại khoảng cách giữa các thí sinh liệu có lớn hơn?

>>> Xem thêm: Tuyển sinh đại học 2023: chứng chỉ ngoại ngữ “nội” cũng được dùng để xét tuyển

Bất bình đẳng khi dùng chứng chỉ ngoại ngữ xét tuyển?

Theo TS Đàm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục phổ thông, Tổ chức Giáo dục Equest, các trường lựa chọn chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển đại học hiện nay chủ yếu là các trường khối kinh tế.

Để đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều trường khối kinh tế không ngại dành cho chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS một mức độ ưu tiên cao.

Ngược lại, khối trường kỹ thuật, y tế thường không lựa chọn ưu ái này cho việc xét tuyển đại học. Với các khối ngành này, việc giỏi ngoại ngữ là lợi thế nhưng không mang tính quyết định.

Theo TS Đàm Quang Minh, các trường đại học hiện nay có quyền tự chủ, tự quyết định việc lựa chọn sinh viên. Chính vì vậy, xã hội cần tôn trọng quyết định của các trường đại học khi họ lựa chọn người học của mình.

Ông Minh cho rằng không có cách lựa chọn, xét tuyển nào là tối ưu, có thể áp dụng chung cho mọi trường hay mọi trường hợp. Việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển hiện nay là chính sách hiệu quả trong giai đoạn nhất định, nhưng không phải là giải pháp bền vững trong dài hạn, có thể tạo ra sự bất bình đẳng nêu trên.

Theo giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Điểm thi ngoại ngữ như IELTS phụ thuộc nhiều vào việc luyện thi, khó phản ánh toàn diện năng lực học tập của người học. Tuy nhiên, hiện nay, các trường chỉ dành 5-20% chỉ tiêu cho các phương thức có dùng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển đại học. Điều này hạn chế được việc tạo ra khoảng cách giữa các thí sinh.

img_3580-102148

Đâu là giải pháp thích hợp?

Để hạn chế khoảng cách giữa các thí sinh, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: Nếu các trường sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, cần đa dạng các loại chứng chỉ khác nhau, có quy đổi tương đương, cho phép thí sinh sử dụng linh hoạt. Đồng thời, tỷ lệ % chỉ tiêu tuyển sinh ở hình thức xét tuyển này cần cân đối, tránh mất quyền lợi của thí sinh sử dụng hình thức khác.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học, đồng thời các trường cũng không công bố cụ thể bao nhiêu % thí sinh nộp IELTS hay chứng chỉ ngoại ngữ khác để quy đổi điểm đại học.

Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu về tỷ lệ sinh viên luyện thi IELTS cao để lấy chứng chỉ nộp vào trường đại học, từ đó điều chỉnh cho hợp lý.

Trong khi đó, hiện nay, các trường đang rất chủ động và nhanh nhạy trong việc tuyển sinh. Phương án tuyển sinh dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng như học sinh giỏi, thí sinh tham gia các kỳ thi như SAT, thí sinh thi khảo sát năng lực của trường và sau đó mới đến hồ sơ học bạ, kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ.

Các trường, ngành khối kinh tế có thể ưu tiên sử dụng điểm tiếng Anh, các trường kỹ thuật ưu ái học sinh giỏi, các kỳ thi như SAT hay kỳ thi đánh giá năng lực. Đó là giải pháp phù hợp giúp cho các trường có được học sinh phù hợp nhất.

Tổng hợp điểm chuẩn Ngành Ngôn ngữ Anh của các Trường đại học năm 2023

Tổng hợp điểm chuẩn Ngành Ngôn ngữ Anh của các Trường đại học năm 2023

Ngành Ngôn ngữ Anh là một trong những ngành học thuộc TOP ngành hot nhất hiện nay, thu hút đông đảo thí sinh đăng ký xét tuyển. Vậy, điểm chuẩn Ngôn ngữ Anh năm 2023 của các trường đại học trên cả nước là bao nhiêu?
Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ Anh có rộng mở?

Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ Anh có rộng mở?

Ngôn ngữ Anh là một ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để giúp cho các sinh viên có thể làm chủ, giao tiếp được tiếng Anh một cách thành thạo. Vậy ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có rộng mở? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ra trường có làm giáo viên được không?

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ra trường có làm giáo viên được không?

Ngành Ngôn ngữ Anh là khối ngành ngôn ngữ đang nhận được sự quan tâm vô cùng mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn băn khoăn liệu học Ngôn ngữ Anh ra làm giáo viên được không? Cùng Đại học Lương Thế Vinh tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Cần học tốt những môn nào để xét tuyển ngành ngôn ngữ anh?

Cần học tốt những môn nào để xét tuyển ngành ngôn ngữ anh?

Trong thời đại kinh tế hội nhập ngày nay. Tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ thông dụng không thể thiếu trong giao tiếp. Vì vậy rất nhiều bạn trẻ chọn ngành ngôn ngữ anh làm mục tiêu cho tương lai.
Đăng ký trực tuyến