Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:11

Trong y học cổ truyền từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp.

Ngũ trảo

Cây ngũ trảo ưa ẩm, dạng cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ 3 đến 5m; cây thường mọc ở những vị trí đất ẩm. Do đặc điểm ưa ẩm, ưa sáng nên cây phát triển sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và hè thời điểm ra hoa là lúc cây được hấp thụ ánh sáng nhiều. Cây Ngũ trảo có thân nhẵn hoặc có thể có ít lông, cành cây lúc còn non có hình vuông; thân cây hình xám nâu hoặc xám.

Theo y học cổ truyền, lá Ngũ trảo có mùi thơm, vị cay, tính bình, có tác dụng giải biểu, hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa và điều kinh. Quả của loại cây này có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng khư phong , hành khí, trừ đàm, giảm đau, trừ giun. Rễ bổ, hạ nhiệt và làm long đờm. Vỏ cây có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm long đờm.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà ụ thể những bài thuốc từ loại cây Ngũ trảo này:

Dự phòng viêm ruột, sốt rét, trúng độc: Lá Ngũ trảo non hái đầu mùa hạ, phơi âm can cho khô, mỗi ngày dùng 5-10g, hãm nước uống thay trà.

Lỵ trực khuẩn, tiêu hóa kém, viêm ruột: Quả (hạt) Ngũ trảo 500g, men rượu 30g. Hai vị sao vàng, tán bột mịn, cho thêm 250 đường kính trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 3-4 lần, uống trong 3-5 ngày.

Cảm mạo phòng hàn: Lá Ngũ trảo 30g, hành tăm 6g, gừng tươi 6g. Sắc nước chia 2 lần uống, ngày 1 thang, từ 1-3 ngày.

Bỏng lửa nhẹ: Cành Ngũ trảo băm nhỏ, sao cháy tồn tính, tán bột trộn dầu mè hay dầu sở bôi.

Cảm lạnh đau dạ dày, trúng nắng đau bụng: Lá Ngũ trảo tươi 15g, Nghể nhẵn (đọt non) 10g, sắc uống. Hoặc dùng bột quả Ngũ trảo uống mỗi lần 6g như bài trên.

Đau lưng, đau khớp do phong thấp: Rễ Ngũ trảo 30g, Lá lốt 15g, Ngũ gia bì 15g. Sắc lấy nước chia 2 lần uống, ngày 1 thang, trong 3-5 ngày.

Suyễn thở do lạnh: Quả Ngũ trảo đem đi sấy khô, tán nhiễn thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày dùng 3 lần.

Bệnh giun chỉ: Rễ Ngũ trảo 30g, phiến mỏng tẩm rượu sao vàng, sắc uống trước bữa cơm chiều.

Ngứa da, mày đay: Dùng lá Ngũ trảo tươi nấu nước xông ngâm, tắm rửa vùng da bị bệnh.

Viêm khí quản mạn tính: Quả Ngũ trảo 15g, lá nhót 10g, bồ công anh 15g, trần bì 6g. Sắc thuốc chia 2 lần uống, ngày 1 thang, liên tục 5-7 ngày.

Trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày: Rễ Ngũ trảo 60g, tiên hạc thảo 30g, gà mái 1 con. Gà làm sạch, bỏ đầu, chân, nội tạng, cho 2 vị thuốc vào bụng, chưng cách thủy cho chín, bỏ bã thuốc, chia ăn vài lần trong ngày.

Rắn độc cắn, toàn thân phù mọng nước: Dùng lá non Ngũ trảo vừa đủ, giã vắt nước bôi chỗ mọng nước, xác còn lại đem đắp lên miệng vết cắn.

Trẻ em đàm dãi bít đường thở, kinh phong, : Nước cốt lá Ngũ trảo và nước cốt măng tre tươi, mỗi thứ 50ml; nước cốt gừng tươi 3-5 giọt. Hòa chúng 3 thứ, thêm nước sôi nguội, chia 2-3 lần uống.

Sốt rét: Rễ và lá Ngũ trảo mỗi thứ 50g, sắc thuốc, trước khi lên cữ sốt 4 giờ uống một nửa, sau đó 2 giờ uống hết nửa còn lại.

Viêm dạ dày – ruột cấp tính, nôn mửa tiêu chảy: Lá Ngũ trảo, Nghể nhẵn, Chế bán hạ, Hoắc hương đều 20g. Sắc nước chia uống 2 lần trong ngày.

Bên cạnh đó, bác sĩ y học cổ truyền Phạm Văn Phương cũng lưu ý khi sử dụng Ngũ trảo làm thuốc cần chú ý không nên dùng vị thuốc đối với các đối tượng:

Người suy nhược, cơ thể gầy yếu.

Dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ hoạt chất nào có trong dược liệu.

Ngoài ra, lá Ngũ trảo cũng gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa. 

Có thể thấy rằng, cây Ngũ trảo là một dược liệu cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian, nhưng thời gian gần đây chúng ta hầu như đã lãng quên vị thuốc quý này. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. 

Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ sơ sinh non tháng hay đẻ non là một trong số tai biến sản khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cùng bác sĩ y học cổ truyền tìm hiểu 8 lợi ích đáng kinh ngạc của hạt sen

Cùng bác sĩ y học cổ truyền tìm hiểu 8 lợi ích đáng kinh ngạc của hạt sen

Hạt sen rất hữu ích về mặt lợi ích dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa, natri và cholesterol; giàu magie kali, thiamine và phốt pho.
Bác sĩ y học cổ truyển chia sẻ bí quyết làm đẹp từ lá tía tô

Bác sĩ y học cổ truyển chia sẻ bí quyết làm đẹp từ lá tía tô

Sử dụng lá tía tô để đắp mặt là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn quá trình lão hóa da tại nhà.
Bá tử nhân vị thuốc y học cổ truyền tuyệt vời với sức khoẻ

Bá tử nhân vị thuốc y học cổ truyền tuyệt vời với sức khoẻ

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân, thường được dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.
Đăng ký trực tuyến