Tuyển sinh 2022: Khi xét tuyển ngành đặc thù nhưng không có môn đặc thù?

Thứ sáu, 25/03/2022 | 16:38

Có những khối ngành được gọi là "ngành đặc thù" tuy nhiên theo phương án tuyển sinh năm 2022 của một số trường đã công bố đã có nhiều tranh cãi trái chiều khi xét tuyển khối ngành đặc thù lại không sử dụng môn đặc thù.

Dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc một số trường đại học đào tạo y dược tuyển sinh nhưng không có môn Sinh học thì mới đây một số trường Đại học tiếp tục gây bất ngờ công bố đề án tuyển sinh trong đó những ngành đặc thù như thiết kế, mỹ thuật, kiến trúc… không cần xét tuyển đến môn đặc thù.

Khối ngành sức khỏe “biến mất” môn Sinh

Trước đó, như Phòng truyền thông trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, theo đề án tuyển sinh năm 2022, nhiều trường Đại học mở rộng xét tuyển ngành y khoa mà không cần xét tuyển đến môn Sinh học.

Theo đó, năm 2022, Trường Đại học Y Dược Thái Bình tiên phong thực hiện xét tuyển tổ hợp Toán - Hóa - Anh; Toán - Lý - Hóa và Toán - Lý - Anh bên cạnh những tổ hợp trước đây A00, B00 vào một số ngành Y khoa, Y học dự phòng, Dược học, Y học cổ truyền, Kỹ thuật xét nghiệm y học.

Hoc-Sinh-Can-Nam-Ro-Nhung-D

Tương tự, 11 ngành thuộc khối ngành sức khỏe của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm: Y khoa , Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Chăm sóc sức khỏe răng miệng, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hồi chức năng,

Kỹ thuật xét nghiệm y học... cũng được xét tuyển bởi 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa), B00, D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh), D07.

Cả 4 tổ hợp này đều không có môn Sinh học dù nằm trong khối ngành sức khỏe.

Ngoài ra, Học viện Quân y, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cũng xét tuyển tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) cho ngành y bên cạnh tổ hợp truyền thống là Toán - Hóa - Sinh.

Dù được coi là một trong những đổi mới trong phương thức tuyển sinh, tuy nhiên đến nay vẫn có những tranh luận trái chiều xung quanh vấn đề này, đặc biệt là khi môn Sinh học được coi là môn đặc thù trong khối ngành Sức khỏe.

Học thiết kế nhưng không cần môn Vẽ

Tương tự như khối ngành sức khỏe, trong đề án tuyển sinh năm 2022, một số ngành đặc thù như thiết kế thời trang, mỹ thuật, kiến trúc… các trường đại học cũng không bắt buộc xét tuyển có môn năng khiếu.

Theo đề án tuyển sinh của Đại học Duy Tân, ngoài tổ hợp Toán, Văn, Vẽ (V01), các ngành Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang có thể dùng tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa); Toán, Khoa học tự nhiên, Văn (A16); Văn, Toán, Ngoại ngữ (D01) để xét tuyển mà không cần môn năng khiếu.

11648201085.png

Thiết kế đồ họa và Thiết kế thời trang - Đại học Duy Tân không  xét tuyển môn Vẽ

Còn tại trường Đại học Hoa Sen (TP HCM), 3 ngành gồm Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất hoàn toàn không có môn thi năng khiếu là Vẽ. Thay vào đó, cả 3 ngành đặc thù trên được xét tuyển theo các tổ hợp: Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Tiếng Anh, Lịch sử (D09); Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử (D14)…

Đề án tuyển sinh của Đại học Hoa Sen cũng không xét tuyển môn Vẽ trong khối ngành đặc thù. Hay trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, các ngành Thiết kế sản phẩm, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất cũng không dùng đến môn thi năng khiếu để xét tuyển. Khối ngành này được xét tuyển theo tổ hợp: Toán - Văn - Anh (D01), Toán - Lý - Anh (A01), Văn - KHXH - Anh (D78), Văn - KHTN - Anh (D72)…

21648201085.png

Cũng giống môn Sinh trong khối ngành Sức khỏe, các khối ngành Thiết kế, Mỹ thuật… thường được nhắc đến với môn đặc thù truyền thống là Vẽ để xác định năng khiếu của người học, một số trường còn xét điểm hệ số 2 với môn năng khiếu. Tuy nhiên giờ không sử dụng môn năng khiếu để xét tuyển khiến nhiều người lo ngại về chất lượng đầu ra của sinh viên.

Có thể thấy, việc mở rộng xét tuyển các khối ngành đặc thù nhưng không cần đến môn đặc thù đang trở thành xu hướng khi hàng loạt các trường đại học đua nhau áp dụng.

Tuy nhiên, kiểu “chạy đua” bỏ môn đặc thù trong ngành đặc thù vẫn đặt ra câu hỏi lớn cho chất lượng đào tạo của các trường Đại học. Phương thức xét tuyển này liệu có thực sự để mở rộng cơ hội cho thí sinh hay chỉ vì “cạn” nguồn tuyển sinh Đại học?

Từ khóa: Tuyển sinh
Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Đăng ký trực tuyến