Bác sĩ y học cổ truyền tổng hợp những bài thuốc hay trị bệnh từ rau sam

Thứ bảy, 21/09/2024 | 09:30
Theo dõi ULTV trên

Rau sam mọc ở khắp mọi nơi, ta có thể dễ dàng bắt gặp loại rau này ở các vùng quê. Ngoài dùng làm rau để ăn, rau sam còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh phổ biến trong cộng đồng.

rau sam (1)

Rau sam hay còn gọi là mã sĩ hiện, trường thọ. Trong rau sam chứa nhiều nước, đạm, đường, chất béo, canxi, photpho, sắt, magiê, kali, caroten, chất xơ, các vitamin B, C, E, và các axit béo đặc biệt là omega-3 với tỷ lệ là  axit glutamic, axit nicotinic, axit malic…

Theo Y học cổ truyền, rau sam có vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Rau san có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu và giảm đau. Để làm thuốc ta nên chọn loại rau có màu đỏ to bụ toàn cây và bỏ rễ, dùng ở dạng tươi, hoặc khô.

Đây cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

- Với trẻ em đi lỵ: dùng rau sam tươi giã nát vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật ong để dễ uống.

- Phụ nữ bị bạch đới: dùng 30ml nước cốt rau sam cùng với 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều lên, sau đó đun sôi để uống.

- Sốt phát ban, nổi mẩn: dùng rau sam giã lấy nước cốt để uống, còn bã xoa lên người.

- Bệnh lậu nhiệt đái dắt đái buốt đỏ sẻn: dùng rau sam sống giã lấy nước uống.

- Ngộ độc thuốc: dùng rau sam tươi giã lấy nước để uống, bã đắp trực tiếp vào rốn.

- Môi miệng lở loét: Dùng nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc để bôi.

- Đau răng: dùng nước cốt rau sam uống hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

- Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: dùng rau sam tươi giã nát đắp trục tiếp lên mụn.

- Nấm tóc nấm chân, chốc đầu: dùng rau sam nấu thành cao bôi trục tiếp lên chỗ tổn thương. Hoặc có thể dùng rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

Ho gà (ho bách nhật): dùng 100 gam rau sam đun sôi cùng với 200ml nước thêm 30 gam đường phèn đun tiếp đến khi còn 100 ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.

- Ho ra máu: uống nước cốt (vắt rau còn tươi) hoặc nấu đặc để uống, hàng ngày ăn rau sam nấu thành nhiều kiểu (sống, luộc, xào hoặc nấu canh) cho đến khi khỏi bệnh. Nếu ho lao phải kết hợp dùng thuốc.

- Kiết lỵ ra máu: dùng 200 gam rau sam thái nhỏ, nấu với 100 gam nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

- Hậu sản tiểu tiện không thông: dùng rau sam tươi 100 gam giã vắt lấy nước được khoảng 30ml thì đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10 gam mật ong để uống.

- Hậu sản ra huyết: dùng rau sam tươi 200 gam hoặc khô 60 gam sắc uống chia 2 lần/ngày.

Rau sam được sử dụng rất nhiều trong đời sống như một món ăn quen thuộc nhưng tác dụng tuyệt vời của vị thuốc quý này thì lại ít người biết. Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý một số điều sau trong cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này:

- Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu. 

- Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

- Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.

- Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này. 

Bác sĩ y học cổ truyền tổng hợp những bài thuốc hay trị bệnh từ rau sam

Bác sĩ y học cổ truyền tổng hợp những bài thuốc hay trị bệnh từ rau sam

Rau sam mọc ở khắp mọi nơi, ta có thể dễ dàng bắt gặp loại rau này ở các vùng quê. Ngoài dùng làm rau để ăn, rau sam còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh phổ biến trong cộng đồng.
Y học cổ truyền giới thiệu những phương thuốc hay trị bệnh nhức đầu do nội thương

Y học cổ truyền giới thiệu những phương thuốc hay trị bệnh nhức đầu do nội thương

Theo Y học cổ truyền, đau nhức đầu do nội thương thường gây ra những tổn thương khí huyết cho người bệnh và ảnh hưởng đến công năng sinh lý của tạng phủ.
Điểm danh những cây thuốc y học cổ truyền chữa bệnh đau lưng tốt nhất

Điểm danh những cây thuốc y học cổ truyền chữa bệnh đau lưng tốt nhất

Đau lưng là một chứng bệnh dễ gặp ở người có tuổi và rất khó trị dứt điểm. Điều trị đau lưng bằng những cây cỏ thiên nhiên dường như đang được nhiều người áp dụng rất hiệu quả.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Găng tu hú

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Găng tu hú

Găng tu hú là một loại loại cây dại thường mọc hoang, đây là một cây thuốc y học cổ truyền có công dụng trị mụn nhọt hay lỡ loét vô cùng hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến