Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng của sâm cau và những lưu ý trong sử dụng

Thứ sáu, 18/10/2024 | 16:19
Theo dõi ULTV trên

Sâm cau, một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, được biết đến với nhiều công dụng quý giá trong việc ôn bổ thận khí, tráng dương, và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, tiêu hóa, và xương khớp.

sâm cau

Sâm cau là một loại thảo dược sống lâu năm, thường mọc hoang dã ở các đồi cỏ ven rừng miền Bắc Việt Nam. Bộ phận được sử dụng làm thuốc chính là phần thân rễ, thường được gọi là tiên mao, có thể thu hái quanh năm.

Theo y học cổ truyền, sâm cau có vị cay, tính ấm và hơi độc, chủ yếu tác động vào kinh thận. Sâm cau có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, điều hòa trung khí, táo thấp, tán ứ, làm ấm cơ thể, giảm đau và mạnh gân cốt.

Sâm cau được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như thận dương hư ở nam giới (liệt dương, ít tinh), cơ thể suy nhược, tay chân yếu, khí lực giảm. Ngoài ra, sâm cau còn được dùng cho phụ nữ tử cung lạnh, khí hư, loãng xương sau mãn kinh, và hỗ trợ người cao tuổi bị tiểu đêm, đau lưng, đau khớp, phong thấp.

Liều dùng thông thường là 10-15g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn.

Đây cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

Sâm cau hầm thịt lợn

Tác dụng: Món ăn này giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị vô sinh do tinh dịch bất thường. Nguyên liệu: 15g sâm cau, 200g thịt lợn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt lợn thái miếng và ướp gia vị trong 15-20 phút. Sâm cau rửa sạch, cho tất cả vào nồi đất, thêm nước và hầm cho đến khi thịt mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn và dùng khi còn nóng.

Bài thuốc cho nam giới tinh lạnh, liệt dương, và phụ nữ tử cung lạnh

Nguyên liệu: Sâm cau 6g, thục địa 8g, ba kích 8g, phá cố chỉ 8g, hồ đào nhục 8g, hồi hương 4g. Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2-3 lần uống. Uống liên tục từ 15-20 thang.

Bài thuốc chữa hen và tiêu chảy

Nguyên liệu: Sâm cau khô 12-16g. Cách dùng: Sắc sâm cau với 250ml nước cho đến khi còn 50ml, uống một lần trong ngày trước bữa ăn, liên tục 3-5 ngày.

Bài thuốc chữa tê thấp và đau nhức toàn thân Nguyên liệu: Sâm cau 20g, hà thủ ô đỏ 20g, hy thiêm thảo 20g. Cách làm: Ngâm các dược liệu với 500ml rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết

Nguyên liệu: Sâm cau sao đen 20g, cỏ mực 12g, trắc bá diệp sao đen 10g, chi tử sao đen 8g. Cách dùng: Sắc các vị thuốc, uống 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý khi sử dụng sâm cau như sau:

  • Người có thể âm suy kèm vượng hỏa không nên dùng sâm cau. Biểu hiện của tình trạng này là miệng khô, táo bón, và nhức đầu.
  • Cần sơ chế dược liệu kỹ lưỡng trước khi dùng để loại bỏ bớt độc tố.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng sâm cau ngâm rượu.
  • Do tính nóng của sâm cau, người mắc bệnh gan cần thận trọng khi dùng.

Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng của sâm cau và những lưu ý trong sử dụng

Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng của sâm cau và những lưu ý trong sử dụng

Sâm cau, một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, được biết đến với nhiều công dụng quý giá trong việc ôn bổ thận khí, tráng dương, và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, tiêu hóa, và xương khớp.
Điều hòa tỳ vị hỗ trợ tiêu hóa nhờ các bài thuốc y học cổ truyền đơn giản mà hiệu quả

Điều hòa tỳ vị hỗ trợ tiêu hóa nhờ các bài thuốc y học cổ truyền đơn giản mà hiệu quả

Vào những ngày nắng nóng, cơ thể dễ bị suy yếu và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do vi khuẩn và virus tấn công. Tuy nhiên, với những bài thuốc dân gian đơn giản từ các nguyên liệu quen thuộc như gừng, lá ổi, và cà rốt, bạn hoàn toàn có thể khắc phục triệu chứng tiêu chảy một cách hiệu quả và an toàn.
Phục hồi chức năng sau chấn thương Pickleball bằng phương pháp y học cổ truyền

Phục hồi chức năng sau chấn thương Pickleball bằng phương pháp y học cổ truyền

Pickleball đang ngày càng trở nên phổ biến với người chơi ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, những vận động liên tục và linh hoạt của Pickleball dễ khiến người chơi gặp phải chấn thương. Để hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe, các phương pháp y học cổ truyền được coi là lựa chọn hiệu quả, giúp cơ thể không chỉ giảm đau mà còn tái tạo và tự điều chỉnh một cách tự nhiên.
Ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu và phát triển y học cổ truyền

Ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu và phát triển y học cổ truyền

Y học cổ truyền, với hàng ngàn năm phát triển và lưu giữ, đã trở thành một phần không thể thiếu trong y tế cộng đồng tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của công nghệ, việc kết hợp các tiến bộ khoa học kỹ thuật với y học cổ truyền không chỉ mở ra những triển vọng mới trong điều trị bệnh mà còn nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến