Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, phương pháp khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng phát triển ở nước ta và thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, phương pháp khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng phát triển ở nước ta và thế giới.
Từ lịch sử, văn hóa, khoa học và thực tiễn, nhất là trải qua đại dịch COVID-19, chúng ta đã thấy, Đông y có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là hỗ trợ tự chăm sóc tại cộng đồng và y tế cơ sở. Đông y đã khẳng định tác dụng trong phòng chống dịch đối với người bệnh ở thể nhẹ, vừa và hậu COVID-19 rất hiệu quả bằng các phương pháp như xông hơi bằng tinh dầu gừng, xả; uống nước lá tía tô,…
Theo nhiều chuyên gia dự đoán, với nhiều căn bệnh mạn tính, bệnh mới khó chữa, thầy thuốc, bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có cái nhìn toàn diện, tổng thể về tình trạng thể chất, tinh thần… người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chữa bệnh từ căn nguyên.
Mới đây, từ ngày 17 - 18/8/2023, Hội nghị y học cổ truyền toàn cầu lần thứ nhất đã được đồng tổ chức bởi WHO và chính phủ Ấn độ, diễn ra bên lề hội nghị Bộ trưởng G20 với chủ đề "One Earth, One Family, One Future" (Một Trái đất, Một Gia đình, Một Tương lai), các chuyên gia trên toàn thế giới về y học cổ truyền sẽ cố vấn, thảo luận cùng WHO xây dựng chính sách phát triển, chiến lược hành động 2025 - 2034 về y học cổ truyền. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với ngành y học cổ truyền thế giới, thể hiện cam kết toàn cầu của WHO về gìn giữ và phát huy giá trị của y học bản địa, thúc đẩy phát triển y học cổ truyền, y học bổ sung và y học tích hợp (TCI medicine) trong chăm sóc sức khoẻ người dân.
Theo thông tin cập nhật, Việt Nam Việt Nam có 5 đại biểu: đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương - PGS.TS. Vũ Nam, TS. Kiều Đình Khoan; đại diện Công ty CP Sao Thái Dương - bà Nguyễn Thị Hương Liên, ThS.DS Nguyễn Thị Hồng Vân; đại diện Tập đoàn TH - ông Trịnh Hiền Trung.
Trong phiên thảo luận, bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, đã nhấn mạnh những điểm quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong y học cổ truyền, một số đề xuất, giải pháp chiến lược, hành động cần thiết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, bà còn chia sẻ một số điểm tích cực trong chính sách khuyến khích phát triển y học cổ truyền tại Việt Nam.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Y học cổ truyền có thể đóng vai trò xúc tác và quan trọng để đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân. Đưa y học cổ truyền trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe - một cách phù hợp, hiệu quả và trên hết là an toàn dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất - có thể giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận cho hàng triệu người trên thế giới”.
Hiện nay, do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnh vực Y học nên Y học cổ truyền đang dần trở thành 1 ngành học hấp dẫn. Chính vì vậy, giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn cho sinh viên Y học cổ truyền là một yêu cầu hết sức cấp thiết đối với các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng.
Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều trường đại học đi đầu về công tác giảng dạy chuyên môn ngành Y học cổ truyền như: Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế; Đại học Y Dược TP HCM; Trường Đại học Lương Thế Vinh; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng;…
>>> Xem thêm: Yêu thích ngành Y học cổ truyền, thí sinh nên đăng ký học trường đại học nào?
Nếu yêu thích ngành Y học cổ truyền tại Trường Đại học Lương Thế Vinh thí sinh có thể liên hệ để được tư vấn: Trường Đại học Lương Thế Vinh
Địa chỉ: Đường Cầu Đông, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Điện thoại tư vấn: 038.259.8259 - 03.5982.5982 Zalo: 038.259.8259