Nữ sinh bỏ Sư phạm, quyết giành học bổng ngành Kỹ thuật điện

Thứ ba, 19/04/2022 | 08:52

Ngô Minh Ngọc cảm thấy mình không phù hợp với nghề giáo, quyết định rẽ sang ngành Kỹ thuật điện và giành học bổng hơn 3,2 tỷ đồng.

Mạnh dạn thay đổi khi cảm thấy không phù hợp:

Ngô Minh Ngọc, sinh viên năm 2 ngành sư phạm Vật lý chất lượng cao, trường đại học Sư phạm Hà Nội. Vốn là cựu học sinh chuyên Lý Trường THPT chuyên Sơn la. Lớp 11 Ngọc giành giải ba Vật lý cấp quốc gia, lớp 12 đoạt giải nhì Vật lý cấp quốc gia vì thế được đặc cách tốt nghiệp và được tuyển thẳng vào trường đại học. Trước đây Minh Ngọc chỉ tập trung vào việc học mà dường như không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân. Chưa thực sự biết mình thích gì và muốn gì. Vì bố mẹ đều là giáo viên, Ngọc lựa chọn học Sư phạm Vật lý tại ĐH Sư phạm Hà Nội để nối nghiệp gia đình.

Ngo-Minh-Ngoc-3018-1650109340
Ngô Minh Ngọc, Nữ sinh Sư phạm bỏ ngang, quyết  giành học bổng ngành Kỹ thuật điện

Thế nhưng ngay từ khi tham gia theo học, từ ngay năm nhất Ngọc đã nhận ra mình thật sự không phù hợp với nghề giáo. Em cho biết nghề giáo ngoài chuyên môn còn rất cần tâm huyết. Việc giỏi chuyên môn nhưng không có đam mê sẽ không thể truyền cảm hứng cho học sinh, thậm chí còn làm khổ cả mình và các em. Từ cuối năm nhất Ngọc đã nghĩ đến việc chuyển ngành học và muốn bắt đầu lại con đường đại học của mình dù cho đã học được một năm và đạt GPA ở mức 3.94/4.0. Mới đầu Ngọc hướng đến mục tiêu một ngành kỹ thuật phù hợp ở ĐH Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, Ngọc không tự tin để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm lấy điểm xét tuyển vào ngôi trường kỹ thuật hàng đầu, bởi ba năm THPT em chỉ tập trung học Vật lý, Toán và Tiếng Anh. Hơn nữa, việc học Vật lý để thi học sinh giỏi quốc gia rất khác với thi tốt nghiệp - kỳ thi em chưa dự lần nào.

Bỏ qua ý định đó, Ngọc nghĩ đến việc củng cố hồ sơ để apply vào một trường ở Mỹ hay châu Âu. Nhưng tình hình Covid-19 phức tạp, nhiều nước vẫn đóng cửa khiến Ngọc chần chừ. Đến mùa hè năm nhất, một người bạn chia sẻ câu chuyện giành học bổng từ VinUni, Ngọc mới biết việc nộp đơn vào trường này tương tự đại học Mỹ.

Trong vòng phỏng vấn tuyển sinh đầu vào Đại học VinUni (VinUniversity) cuối tháng 12/2021, Minh Ngọc, nhận được câu hỏi "Vì sao quyết định bỏ ngành Sư phạm". Đã suy nghĩ kỹ suốt nửa năm, Ngọc không ngần ngại đưa ra lý do, trong đó nhấn mạnh việc "không muốn làm khổ học sinh".

Rẽ sang ngành Kỹ thuật điện Minh Ngọc giành học bổng hơn 3,2 tỷ đồng.

Trả lời khi được ban phỏng vấn hỏi về học bổng, Ngọc thẳng thắn chia sẻ gia đình mình không quá khó khăn nhưng với thu nhập từ nghề giáo của bố mẹ, em chỉ có thể học ở ngôi trường có học phí hơn 800 triệu đồng một năm nếu được hỗ trợ 100%. Nếu chỉ được 90%, em vẫn phải đóng hơn 80 triệu, chưa kể sinh hoạt phí. Mức này quá cao so với việc học ở Sư phạm, nơi em được miễn học phí. Ngọc không ngờ chia sẻ thẳng thắn đó được đáp ứng, với mức học bổng 3,2 tỷ đồng cho bốn năm học. Giữa tháng 2, Ngọc nhận được thông báo trúng tuyển. Dù được gia đình khuyên nên nghĩ kỹ, Ngọc vẫn quyết định nhập học VinUni. Em phân tích rõ với bố mẹ và chia sẻ định hướng xin học bổng bậc học cao hơn ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ thuật điện.

k4
Công nghệ Kỹ thuận Điện, Điện tử - ngành nghề với nhiều cơ hội tiềm năng

Ngọc tin rằng ngành Kỹ thuật điện này phù hợp với em. Hơn nữa, đây là ngành mũi nhọn trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như: VinUni, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Điện lực, ĐH Lương Thế Vinh – TP Nam Định… Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực điện - điện tử chi phối mọi mặt của cuộc sống con người, đời sống xã hội và sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, ngành kỹ thuật điện, điện tử luôn là một ngành học quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và được nhiều sinh viên quan tâm trong những năm gần đây.

Từ khóa: Kỹ thuật điện
Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử

Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử

Hiện nay nhóm ngành Cơ khí - Điện - Điện tử nói chung và ngành Công nghệ kĩ thuật điện – điện tử nói riêng là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và dần khẳng định vị thế số 1 của mình trong đời sống kinh tế xã hội.
Sinh viên ngành kỹ thuật điện - điện tử sẽ được học những gì?

Sinh viên ngành kỹ thuật điện - điện tử sẽ được học những gì?

Bạn đang quan tâm đến ngành học kỹ thuật điện - điện tử và muốn biết chương trình đào tạo của ngành này tại các trường Đại học hiện nay? Hãy cùng Trường Đại học Lương Thế Vinh giải đáp những vấn đề trên nhé.
Nhiều ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

Nhiều ngành nghề 100% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm ngay

Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được nhà tuyển dụng 100% như, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ ô tô, Tự động hóa…
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử là gì? Có ổn định trong tương lai không?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử là gì? Có ổn định trong tương lai không?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thuộc khối ngành kỹ thuật. Ngành nghề này được đánh giá là khá khó tuy nhiên lại được đánh giá sẽ rất phát triển.
Đăng ký trực tuyến